[Hướng Dẫn] Cơ Chế Chiến Đấu
20/10Các Chúa công thân mến, để có thể nắm chắc được chiến thắng trong tay, đầu tiên chúng ta cần phải tìm hiểu về cơ chế chiến đấu trong game trước nha!
I. Quy Tắc Vị Trí
Khi tướng chính bị đánh lui, dù các phó tướng không chịu bất kỳ sát thương nào cũng sẽ bị tính là thất bại, vì vậy vị trí của chủ tướng trong đội rất quan trọng.
Vị trí đứng là môt phần chiến lược, tác dụng rõ ràng nhất của vị trí đứng là tăng khả năng sống sót của tướng chính, tránh bị tập kích dẫn đến thua trận.
Vị trí đứng cũng sẽ ảnh hưởng đến một số hiệu quả, ví dụ tướng trang bị cung tên có thể đặt ở vị trí xa,bắn tỉa tướng địch.
Thường các tướng cận chiến sẽ đứng ở hàng trước, tướng đánh xa ở hàng sau.
Nếu tướng chính là tướng đánh xa và đứng ở hàng sau, tướng hàng trước sẽ dễ bị tấn công tập trung, vì vậy hàng đầu nên đặt tướng cận chiến có kỹ năng phòng thủ hoặc hồi phục để giảm sát thương đầu trận.
Trong trò chơi có một chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh thường được gọi là "đội bắn tỉa". Chiến thuật này cần chủ tướng hoặc phó tướng phe ta có kỹ năng dồn sát thương cao, có thể tiêu diệt tướng chính của địch nhanh, thường được áp dụng khi tướng địch yếu hoặc chủ tướng phe ta có lợi thế rất lớn, giảm thiệt hại bằng cách kết thúc trận đấu nhanh chóng.
1. Kỹ năng tướng
Kỹ năng tướng gồm kỹ năng chủ động, kỹ năng liên kích, kỹ năng tướng chính.
Trong số đó, xác suất xuất chiêu của tướng chính là 100%, tức là sau khi trận chiến bắt đầu, nếu không có bất kỳ yếu tố bất lợi nào, sau khi hồi chiêu, kỹ năng của tướng chính chắc chắn sẽ được kích hoạt.
Kỹ năng chủ động của tướng sẽ tự động dùng theo thứ tự từ trái sang phải, vì vậy người chơi cần chú ý hiệu quả của kỹ năng khi sắp xếp vị trí tướng.
Kỹ năng liên kích không có thứ tự dùng, khi đánh thường có tỷ lệ kích hoạt và không có thời gian hồi chiêu.
Tốc độ đánh sẽ ảnh hưởng đến tốc độ kích hoạt 3 loại kỹ năng này, tốc độ đánh càng nhanh, thời gian hồi chiêu của kỹ năng chủ động và kỹ năng tướng chính sau khi vào trận càng ngắn. Tướng có tốc độ tấn công cao nhất sẽ dùng kỹ năng trước, tốc độ sẽ ảnh hưởng đến số đòn đánh thường, tăng tỷ lệ kích hoạt liên kích.
2. Cơ chế kỹ năng
Nhiều kỹ năng có cơ chế chọn mục tiêu, ví dụ: tấn công địch xa nhất, tấn công địch có Thủ thấp nhất. Khi kết hợp kỹ năng, có thể chọn kỹ năng có hiệu ứng đặc biệt theo đặc điểm của đội để tối đa sát thương và nhanh chóng đánh bại các mục tiêu quan trọng.
3. Tiếp tế
Tiếp tế vật tư là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lực chiến quân đoàn. Quân đoàn hành quân tiêu tốn vật tư, cung cấp càng ít, sát thương quân đoàn gây ra càng thấp, ảnh hưởng đến tỷ lệ thắng và sát thương trong trận.
Khi chiếm được đất, hãy xuất chinh quanh thành chính hoặc tháp canh và trở lại thành để bổ sung vật tư, nâng cao khả năng chiến đấu cho quân đoàn. Xây dựng tháp thích hợp cho việc chiếm đóng các địa điểm xa hoặc cho các trận chiến đường dài.
Sau khi hành quân đến nơi có thể nghỉ ngơi tại chỗ, mỗi 2 phút quân đoàn sẽ khôi phục 1 điểm tiếp tế.
Lượng tiếp tế trên 80 được coi là mức bình thường, dưới 80 sẽ giảm đáng kể hiệu quả chiến đấu của quân đoàn.
II. Cơ chế binh lực
1. Ảnh hưởng sát thương
Giống như tiếp tế vật tư, binh lực cũng ảnh hưởng đến sức mạnh của quân đoàn. Khi lực chiến về 0, tướng sẽ vào trạng thái “trọng thương” không thể chiến đấu tiếp, vì vậy có thể coi binh lực là HP của tướng.
Trong chiến đấu, binh lực còn ảnh hưởng đến sát thương tướng gây ra, binh lực càng thấp sát thương càng thấp và ngược lại.
Nếu đội hình của hai bên giống nhau, đội nào có binh lực cao hơn sẽ có mức sát thương cao hơn.
2. Cơ chế thương binh
Sau khi trận chiến kết thúc, binh lực tử trận được tính là thương binh. Nhưng nếu tiếp tục chiến đấu, binh lực tổn thất sẽ không tham gia chiến đấu, tạm thời tính là tử trận.
Thương binh sẽ hồi phục ngay sau khi trở về tháp canh hoặc thành chính, vì vậy nếu số lượng thương binh quá nhiều, người chơi nên trở về thành để hồi phục, giảm thiệt hại cho trận đánh sau.
3. Tăng giới hạn binh lực
Tăng cấp tướng và kiến trúc thành chính sẽ giúp tướng mang được theo nhiều binh lực hơn.
BQT Hồng Đồ Chi Hạ,
Trân Trọng!