Thời Tiết, Ngày Đêm, Địa Hình
10/12Hôm nay, BQT Hồng Đồ Chi Hạ sẽ giới thiệu với các Chúa Công về ảnh hưởng của thay đổi thời tiết, ngày đêm và địa hình lên thế cục trận chiến, cùng các trận chiến kinh điển và những lựa chọn chiến lược trong “Hồng Đồ Chi Hạ”
I. Thay đổi về thời tiết
Từ xa xưa, khí tượng đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến các trận chiến. Chiến trường thay đổi trong nháy mắt, hay có khi 1 trận mưa to, 1 trận gió lớn cũng có thể thay đổi cả cục diện trận đấu. Đối với cả 2 bên phòng và thủ, thời tiết chính là một con dao 2 lưỡi và ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động quân sự. Việc tận dụng thời tiết để đánh tan quân địch đã không còn là chuyện hiếm gặp trong lịch sử.
Trong “Hồng Đồ Chi Hạ”, các Chúa Công có thể trải nghiệm các hiện tượng thời tiết khác nhau trong game như mưa, tuyết, gió, nắng…. Trên thực tế, tác động của những hiện tượng thời tiết này lên chiến trường cũng khác nhau, và game cũng tái hiện lại ảnh hưởng của thời tiết lên chiến trường với mức độ chân thực nhất.
Trong chiến trận vào ngày mưa, thời tiết sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn, khiến nhịp điệu tấn công và phòng thủ dễ bị xáo trộn, mang đến phiền phức cho công tác hậu cần và hành quân, thậm chí còn mang đến thương tích và tổn thất vũ khí cho quân đoàn
Nhiệt độ thấp do tuyết mang lại là một thử thách khắc nghiệt cho binh lính; nếu tuyết rơi quá dày, toàn bộ quân đoàn có thể sẽ không di chuyển được. Gió to thổi sẽ dễ gây ra hỏa hoạn cho doanh trại, và còn ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác khi bắn cung, thậm chí bão cát còn có thể xuất hiện ở 1 số địa hình nhất định như ở sa mạc.
Trong Tam Quốc Chí, trận chiến kinh điển nhất tận dụng thời tiết gió lớn chính là trận Xích Bích. Chu Du đã lên kế hoạch để Hoàng Cái giả hàng, đốt thuyền chứa đầy cỏ khô và dầu hỏa hướng về phía Tào doanh, ngọn lửa theo hướng gió đông nhanh chóng lan rộng khiến quân Tào thất bại.
Kế sách “ Đông phong bất dữ Chu lang tiện” đã làm nên chiến thắng cho trận Xích Bích, đồng thời cũng để lại những dấu ấn đậm nét trong các trận chiến kinh điển của Trung Quốc cổ đại.
Nắm bắt biến động bất ngờ để trăm trận trăm thắng
Trong “Hồng Đồ Chi Hạ”, thời tiết khác nhau sẽ mang lại lợi ích hoặc gây bất lợi cho tướng, ví dụ như trong những ngày mưa, mức độ sát thương của kỹ năng hệ thủy và hệ sấm sét sẽ được cường hóa lên rất nhiều, một số tướng như Cam Ninh khi đó cũng sẽ được hưởng hiệu ứng này.
Ngày tuyết cũng giúp tăng kỹ năng hệ thủy, nhưng lại không tăng kỹ năng chiến đấu cho hệ sấm sét, bởi hiệu ứng dẫn điện của tuyết chắc chắn không bằng nước.
Ngày gió to sẽ giúp tăng cường kỹ năng của hệ lửa, ngoài ra một số kỹ năng chiến đấu khác cũng nhận được thêm hiệu ứng khống chế trong những ngày này.
Kỹ năng hệ lửa cũng được tăng cường trong những ngày nắng, và kỹ năng hệ lửa của một số tướng cũng nhận được thêm hiệu ứng khống chế trên chiến trường.
Khi vận dụng tốt các điều kiện thời tiết khác nhau, một số tướng hoặc kỹ năng bình thường cũng có thể phát huy vai trò một cách bất ngờ, thậm chí còn có thể thay đổi cả thế trận.
II. Thay đổi ngày và đêm
Sự thay đổi ngày và đêm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động quân sự, vào ban ngày tầm nhìn được mở rộng nên các trận chiến thường lựa chọn tiến hành vào thời điểm ban ngày.
Các trận tập kích thường tận dụng ban đêm để tiến hành. Trên chiến trường xưa, màn đêm là nơi yểm hộ tốt nhất cho quân đột kích
Một yếu tố quyết định nữa chính là đồng hồ sinh học của con người. Khoảng 3-4 giờ sáng là khoảng thời gian tối nhất trước lúc bình minh, khi đó con người rơi vào trạng thái mệt mỏi kiệt quệ. Lúc này đội phòng thủ dù đang tỉnh hay thức cũng đều bị yếu đi, vì vậy những vị tướng dày dặn kinh nghiệm thường chọn thời điểm này để tấn công.
Trong Tam Quốc, trận đột kích ban đêm nổi tiếng nhất không thể không nhắc đến trận “Đốt liên doanh” của Lục Tốn. Trận chiến này không những quyết định đến thành bại của trận Di Lăng, mà còn gián tiếp gây ra cái chết của Lưu Bị và thông báo rút khỏi cuộc chiến tranh bá Tam Quốc của Thục Hán.
Khi đó, Lưu Bị dẫn quân tấn công nước Ngô nhằm trả thù việc quân Ngô chiếm Kinh Châu và Quan Vũ bị giết hại. Nhưng tướng chính Lục Tốn đã cho quân rút khỏi núi để chống cự với quân Thục.
Lưu Bị phải hạ lệnh cho quân Thục đóng trại trong rừng núi, nhưng trại của quân Thục và cây cối xung quanh đều là những vật dễ cháy. Đây chính là cơ hội của Lục Tốn, ông ra lệnh cho mỗi binh sĩ cầm theo một nắm cỏ khô, nhân lúc đêm tối tiếp cận khu vực quân Thục rồi phóng hỏa tấn công, ngọn lửa lan nhanh khiến quân Thục thất bại nặng nề.
Không thể đoán được chuyện mưa gió
Trong bản đồ lớn “Hồng Đồ Chi Hạ”, các Chúa Công không những có thể trải nghiệm những hiện tượng thời tiết thay đổi thất thường, mà toàn bộ bản đồ cũng sẽ hiển thị những diện mạo khác nhau theo sự thay đổi của ngày và đêm.
Vào ban đêm, các kiến trúc trên bản đồ cũng hiện lên những đốm lửa sáng khi trời tối dần, và toàn bộ bản đồ sẽ chuyển từ màu ấm sang màu lạnh vào ban đêm, như thể được bao phủ bởi một lớp màn mỏng của ánh trăng lành lạnh.
Đồng thời trên bản đồ vào ban đêm, tầm nhìn của mỗi người chơi đều chịu ảnh hưởng nhất định, việc điều động quân và một số thay đổi nhỏ có thể sẽ được che lấp trong đêm. Đó chính là thời cơ tốt để chủ động tấn công!
III.Địa hình núi
Chúng ta hãy cùng lấy địa hình đồi núi của Ích Châu làm ví dụ để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của địa hình khác nhau lên thế trận trên bản đồ của “Hồng Đồ Chi Hạ”.
Đường đến đất Thục khó, khó hơn cả lên trời
Ích Châu thời Tam Quốc, nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, có địa hình đồi núi của Ba Thục đã giúp thuận tiện cho việc khống chế lối ra vào trọng yếu của đường Hán Trung và khiến khu vực trở nên dễ phòng thủ và khó tấn công. Thêm vào việc sản xuất lương thực ở vùng đồng bằng đã giúp cho một nơi xa xôi hẻo lánh, một nước có dân số, kinh tế và lãnh thổ nghèo nàn nhất trong 3 nước cũng có thể cấp đủ chi phí cho 7 cuộc chinh phạt phương bắc
Tại mục lựa chọn Châu Quận khởi đầu trong “Hồng Đồ Chi Hạ” có thể thấy, gần 90% đất đai của Ích Châu đều là núi cao đèo dốc, và Vạn Lý Trường Thành được hình thành tự nhiên bởi những ngọn núi này cũng ngăn cách Ích Châu với Lương Châu, Kinh Châu, Giao Châu, khiến Ích Châu nằm cách biệt ở 1 góc phía Tây Nam
Trong các trận chiến, việc triển khai quân đoàn trên địa hình đồi núi sẽ khó khăn hơn so với trên địa hình đồng bằng. Đường núi hiểm trở và nhiệt độ thấp do độ cao mang đến là điều mà các đội quân khó có thể vượt qua. Điều kiện khắc nghiệt không những mang lại khó khăn mà còn khiến binh lính dễ bị trượt xuống nếu không chú ý, ngoài ra nhiệt độ thấp của núi tuyết cũng khiến binh lính dễ bị chết cóng
Vì vậy, đối với việc Ích Châu được bao quanh bởi những ngọn núi cao ngất, thì chỉ cần bảo vệ tốt các khu vực khoảng trống trên núi và xây dựng các ải thì hoàn toàn không phải lo lắng về việc quân địch vượt qua núi và tấn công ở phía sau
Có một trận chiến tương tự trong Tam Quốc chính là trận chiến ở núi Định Quân. Quân Ngụy và Thục đã giao tranh ác liệt nhằm tranh giành Hán Trung - con đường quan trọng của núi Tần Lĩnh. Trận chiến này không chỉ giúp nước Thục chém đầu tướng Tào Ngụy là Hạ Hầu Uyên, mà còn có thể thuận lợi chiếm giữ Hán Trung, do địa hình đồi núi không thể tiếp viện ổn định cho quân Ngụy. Điều đó đã lập nền móng cho Thục Hán, mở ra cục diện Tam Quốc. Sau khi kết thúc trận chiến, có thể nói nó đã đánh dấu bước khởi đầu cho thời đại Tam Quốc
Trăm bước chín khúc núi động quanh co
Để tái hiện lại địa hình được núi bao quanh của Ích Châu, đội ngũ kỹ thuật đã bố trí rất nhiều ngọn núi trên bản đồ Ích Châu trong “Hồng Đồ Chi Hạ”, đặc biệt là những ngọn núi cao hiểm trở ở ranh giới giữa Ích Châu và các châu khác.
Chúng tôi cũng đã xem xét về tính phức tạp trong địa hình và khí hậu của Ích Châu, vì vậy ở Ích Châu không những có đồng bằng phì nhiêu và núi Thương Sơn hùng vĩ, mà còn có những cánh đồng tuyết và địa hình núi tuyết đầy khắc nghiệt. Bản đồ được tạo ra từ công cụ huyền ảo sẽ tái hiện lại một bản đồ chi tiết chưa từng có cho các Chúa Công, giúp các Chúa Công có được cái nhìn trực quan để hiểu được làm cách nào mà một nước nghèo nàn cả về dân số lẫn lãnh thổ như nước Thục lại có thể sáng ngang với Ngụy, Ngô
Ngoài địa hình sa mạc đã được đề cập từ trước và địa hình núi, tuyết được đề cập trong hôm nay, “Hồng Đồ Chi Hạ” còn có một địa hình đặc biệt nữa là rừng đá. Địa hình này ẩn trong bản đồ, các Chúa Công có tuệ nhãn cao siêu có thể tìm thử nhé!
Nội dung hôm nay đến đây là kết thúc, các Chúa Công nếu muốn biết nhiều hơn về kinh nghiệm chiến đấu trên các địa hình khác nhau thì hãy đích thân trải nghiệm nhé!