Hệ Thống Binh Chủng
18/10Trong Hồng Đồ Chi Hạ, ngoài Chiến Thuật và Kỹ Năng thì Binh Chủng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng để giành được chiến thắng trong trận chiến. Lựa chọn đúng Binh Chủng sẽ giúp cho tướng phát huy được sức mạnh tối đa khi đối đầu với quân địch.
I. Các Binh Chủng Cơ Bản:
Trong game hiện có 4 binh chủng cơ bản bao gồm: Khinh Bộ Binh, Trường Thương Binh, Khinh Kỵ Binh và Trường Cung Binh. Trong đó ba binh chủng Bộ Binh, Thương Binh và Kỵ Binh lần lượt khắc chế nhau theo thứ tự tuần hoàn, sát thương binh chủng gây ra cho quân địch khắc chế tăng 15% còn sát thương binh chủng gây cho binh chủng bị khắc chế giảm 15%. Còn đối binh chủng Trường Cung Binh, đây là binh chủng có lợi thế tấn công tầm xa và sát thương gây cho tất cả các binh chủng khác tăng 15%, tuy nhiên sát thương phải nhận từ tất cả binh chủng cũng tăng 30%
II. Binh Chủng Bậc 2
Khi tướng thống lĩnh binh chủng đạt cấp độ 30 có thể chuyển sang binh chủng bậc 2 và cần phải tiêu hao 1 thẻ Danh Tướng cùng binh chủng.
1. Bộ Binh:
【Thuẫn Bộ Binh】Giữ chắc khiên, thủ nỏ tên, bảo vệ toàn quân
【Đằng Giáp Binh】Thân mặc giáp mây, kiên cố mà nhẹ, đao thương khó đâm
2. Thương Binh:
【Cuồng Phủ】Vung rìu dài, tiêu diệt kẻ thù
【Hoàng Kích Binh】Tay cầm kích, khí thế bá chủ
3. Kỵ Binh:
【Trọng Kỵ Binh】Trang bị giáp chiến hạng nặng, cường lực xung kích
【Tượng Kỵ Binh】Cưỡi voi mà tiến, thế không thể cản
4. Cung Binh:
【Liên Nỏ Binh】Cung mạnh mẽ, 1 phát 10 tên, xuyên thấu cường lực
【Thuẫn Cung Binh】Cung thuẫn trong tay, chặn đứng mũi tên, bảo vệ an toàn
III. Binh Chủng Cao Cấp Bậc 2
Khi sang mùa giải 2, tướng thống lĩnh binh chủng đã mở Binh Chủng Bậc 2 có thể nâng cấp tiếp lên Binh Chủng Cao Cấp Bậc 2 và cần tiêu hao 1 thẻ Danh Tướng cùng binh chủng hoặc 10 thẻ Thượng Tướng cùng binh chủng.
1. Thuẫn Giáp Binh:
【Hãm Trận Doanh】Quân đoàn thuộc hạ Lữ Bố là Cao Thuận thống lĩnh, khải giáp tinh luyện, công đâu phá đó
【Hổ Vệ Quân】Bộ binh tinh nhuệ do Điển Vi, Hứa Chử thống lĩnh, mạnh mẽ vô cùng, bảo vệ Tào Tháo
2. Đằng Giáp Binh:
【Xích Giáp Quân】Thời Thục Hán, Trương Ngực bình định phản loạn Việt Tây Quân xong, chiêu mộ nhân sĩ thành lập đội quân đặc biệt
【Ngũ Khê Man】Đội quân do người Ngũ Khê Man thành lập, thủ lĩnh là Sa Ma Kha, theo Lưu Bị đông chinh Tôn Quyền, chiếu đấu tài giỏi
3. Cuồng Phủ:
【Hắc Sơn Quân】Khởi nghĩa nông dân do Trương Yến làm thủ lĩnh, hoạt động tại Ký Châu, sau hàng Tào Tháo
【Thanh Châu Binh】Tàn dư Khăn Vàng quy hàng Tào Tháo, lựa chọn thành lập đội tinh nhuệ, vô cùng tinh nhuệ
4. Hoàng Kích Binh
【Đại Kích Sĩ】Đội quân tinh nhuệ do Trương Hợp thống lĩnh, trang bị Đại Kích và Trọng Giáp
【Bạch Nhị Binh】Lực lượng do Lý Nghiêm và Trần Đáo huấn luyện, theo Gia Cát Lượng bắc phạt
5. Trọng Kỵ Binh
【Hổ Báo Kỵ】Đội quân kỵ binh tinh nhuệ của Tào Tháo, đều là tướng lĩnh Tào thị, ban đầu do Tào Thuần thống lĩnh
【Phi Hùng Quân】Đội quân tinh nhuệ riêng của Đổng Trác, do đại tướng Lý Thôi thống lĩnh
6. Tượng Kỵ Binh
【Huyền Giáp Quân】Đội quân thiết giáp thời Hán, phòng hộ tốt, xung kích mạnh
【Hung Nô Kỵ】Lực chiến đấu và tính cơ động cực kỳ cao, thường chiến ưu thế trong trận đánh
7. Liên Bỏ Binh
【Nguyên Nhung Nỏ Binh】Bộ đội cơ giới hóa của Thục Hán, Gia Cát Lượng cải tiến cung nỏ, giáp Thục Hán đối phó quân Ngụy
【Tiên Đăng Tử Sĩ】Đội quân tinh anh do thuộc hạ của Viên Thiệu là Cúc Nghĩa thống lĩnh, sở trưởng là chặn và công chiếm
8. Thuẫn Cung Binh
【Vô Đương Phi Quân】Đội quân tinh nhuệ tiên phong của Thục Hán, do Vương Binh và Trương Ngực thống lĩnh
【Bạch Mã Nghĩa Tòng】Khinh kỵ do Công Tôn Toản lựa chọn, bao gồm những tay thiện xạ cừ khôi
Tóm lại, không chỉ có chiến thuật và kỹ năng mà binh chủng cũng có thể thiên biến vạn hóa được. Trước khi tham gia trận chiến, cần phải quan sát quân địch để xem nên lựa chọn loại binh chủng nào cho quân ta là hợp lý và có lợi thế lúc chiếu đấu.