Game Hồng Đồ Chi Hạ
ảnh animationảnh animation
Đặc SắcHệ Thống Võ Tướng

Hệ Thống Võ Tướng

10/11

Trong Hồng Đồ Chi Hạ - Epic War, tướng được chia làm 4 loại: Bộ, Cung, Kỵ, Thương. Mỗi loại tướng đều dựa trên đặc tính sẵn có để chia thành Võ, Trí, Phụ, Y, Khống, Thuẫn, Kiêm, một số tướng còn có thể sở hữu đến 2 đặc tính. Dưới đây là phần giới thiệu các đặc tính khác nhau của tướng.

[Võ]

Tướng có gắn nhãn “Võ” thường sở hữu thuộc tính Công. Họ giỏi trong việc gây sát thương bằng võ lực trên chiến trường, tuy nhiên năng lực Phòng của tướng này lại khá thấp

Vì vậy, tướng có gắn “Võ” thường không đủ mạnh. Để tối đa hóa không gian của mình, Chúa Công cần nghiên cứu kỹ việc phối hợp các kỹ năng và vị trí để bảo đảm khả năng sinh tồn của tướng này

Khi kết hợp trận hình, giá trị tồn tại của tướng “Võ” sẽ liên tục và ổn định, có thể gây sát thương cao bằng vũ lực cho quân địch. Vì vậy, tướng “Võ” có thể sở hữu năng lực phụ trợ mạnh mẽ khi kết hợp, và cũng có thể tự cường hóa đặc tính công của mình. Ví dụ như,  võ tướng Hứa Chử có thể kết hợp với Tào Tháo và Trương Liêu để tối đa hóa giới hạn xuất chiêu liên kích của mình

[Trí]

Tướng có gắn nhãn “Trí” thường có trí lực cao siêu hơn người và giỏi xuất trí lực gây sát thương. So với các tướng khác, họ sở hữu trí lực cao và có khả năng gây sát thương lớn giúp thay đổi cục diện trận đấu. Ví dụ, các tướng Trí như Vu Cát, Quách Gia đi cùng tướng chính Gia Cát Lượng để tăng khả năng hồi binh lính cho toàn đội, hoàn toàn có thể gây ra sát thương trí lực mạnh mẽ lên quân địch ngay khi trận chiến vừa mới bắt đầu.

[Phụ]

Tướng có gắn nhãn “Phụ” chủ yếu phát huy sức mạnh bằng việc tăng sức mạnh cho đồng đội. Khả năng chiến đấu độc lập của họ không mạnh, nhưng lại có thể phát huy hiệu quả “1+1>2” sau khi kết hợp với đồng đội. Cụ thể là, 3 vị bá chủ Tào Tháo, Tôn Quyền và Lưu Bị trong lịch sử đều có nhãn “Phụ”

Một ví dụ điển hình là “Hiệp Chủ Hành Lệnh” của Tào Tháo có thể tăng mạnh năng lực liên kích của tướng. Nhờ có “Hiệp Chủ Hành Lệnh” mà Tào Tháo mới có thể đảm nhiệm vị trí tướng phụ, cùng với tướng chính Điển Vi, tướng phụ Hứa Chử tạo thành đội “Luồng Liên Kích”, giúp cho năng lực tấn công của Điển Vi và Hứa Chử lên 1 tầm cao mới

[Y]

Tướng có gắn nhãn “Y” và tướng có gắn nhãn “Phụ” thường có tác dụng giống nhau trên chiến trường, nhưng vẫn sẽ có chút khác biệt. Khác biệt ở chỗ: tác dụng của “Phụ” rất đa dạng, nhưng tác dụng của “Y” chủ yếu chỉ có 1 - đó là giúp hồi phục binh lực.

Trên chiến trường “Hồng Đồ Chi Hạ”, hồi phục quan trọng hơn là tấn công. Suy cho cùng, tổn thất binh lực không chỉ giới hạn ở trên chiến trường, mà còn ảnh hưởng đến ngoài chiến trường. Những tướng “Y” xuất thần như Hoa Đà có thể kết hợp cùng Lữ Bố, Mạch Hoạch, giúp loại bỏ những lo lắng về 2 tướng có khả năng chiến đấu mạnh mẽ nhưng lại thiếu tác dụng hồi phục và tịnh hóa.

[Khống]

Tướng có gắn nhãn “Khống” có thể sẽ không có những khả năng tấn công cao hơn các tướng khác nhưng lại giỏi khống chế quân địch, và chắc chắn không ai có thể bỏ qua hiệu quả khống chế trên chiến trường. “Khống” sẽ không bị giới hạn trong phân loại của Trí, trong “Hồng Đồ Chi Hạ” những tướng có võ lực cao như Lữ Bố và Quan Vũ đều có gắn Khống

Có thể hình dung rằng tướng có nhãn “Khống” không những có thể thay đổi linh hoạt mà còn rất mạnh. Về trận hình, tướng “Khống” Lữ Bố rất phù hợp với những tướng “Phụ” để nâng cao năng lực của mình. Ví dụ như việc kết hợp với Chúa Công sở hữu thần kỹ phụ trợ “Vương Vu Hưng Sư” và tướng “Trí” có năng lực gây sát thương xuất sắc sẽ giúp tăng hiệu quả khống chế thông qua việc tăng năng lực tấn công của Lữ Bố.

[Thuẫn]

Tướng có gắn nhãn “Thuẫn” có năng lực phòng thủ cực mạnh, nhưng năng lực tấn công của bản thân lại yếu và cần phải kết hợp với các tướng có đặc tính Võ và Trí mới có thể phát huy tác dụng của mình. Mặc dù khả năng ra đòn không tốt, nhưng khả năng phòng thủ mạnh mẽ lại hoàn toàn có thể bù đắp cho khuyết điểm đó.

“Thuẫn” có thể tồn tại ở bất cứ đội nào, bởi xét cho cùng, khả năng sống sót của các tướng vẫn là một trong các tiêu chuẩn quan trọng. Ví dụ như, Đổng Trác là tướng phụ có thể kết hợp với tướng chính Lữ Bố, tướng phụ Viên Thiệu, khi kết hợp có thể “khổ nhục kế” để giảm sát thương cho đồng đội và giúp các tướng khác có nhiều không gian để tấn công

[Kiêm]

“Kiêm” là nhãn đặc biệt nhất của “Hồng Đồ Chi Hạ”. Các tướng sở hữu nhãn này có thuộc tính Võ Lực và Trí Lực đều xuất chúng, và không bị giới hạn bởi 1 loại sát thương gây ra. Khương Duy là một nhân vật điển hình của tướng “Kiêm”, “Trí lực song toàn” và “Biến nguy thành an” giúp cho Khương Duy có năng lực sát thương cả về võ lực và trí lực,đồng thời trở thành tướng khó bị khống chế nhất

Điểm đặc biệt nhất của “Kiêm” là mạnh và hiếm. “Kiêm”là sự kết hợp giữa tướng Võ và tướng Trí mà hầu như không có tướng nào có được tác dụng đó. Ví dụ, tướng “Kiêm” Khương Duy có thể kết hợp với tướng chính Gia Cát Lượng và tướng phụ Quan Vũ để làm cân bằng võ lực và trí lực của đội, khiến kẻ địch không thể chống đỡ

Sự khác nhau của các tướng nằm ở chính đặc điểm vốn có của tướng đó, trong khi đặc điểm của tướng đó chủ yếu biểu hiện ở kỹ năng chủ động và kỹ năng tướng chính. Ví dụ, kỹ năng chủ động và kỹ năng tướng chính của tướng “Võ” sẽ có rất nhiều buff võ lực, đồng thời khả năng công thường của nó cũng sẽ nhận được buff võ lực

Kỹ năng chủ động và kỹ năng tướng chính của tướng “Trí” sẽ có nhiều buff trí lực, khác với tướng “Võ” ở chỗ là nó không được buff kỹ năng công thường

Kỹ năng chủ động và kỹ năng tướng chính của tướng “Y” và tướng “Phụ” sẽ mang lại hiệu quả hồi phục và buff cho các tướng của đội, cần phải kết hợp những tướng có khả năng tấn công cao mới có thể phát huy tác dụng

Kỹ năng chủ động và kỹ năng tướng chính của tướng “Thuẫn” có hiệu quả thu hút hỏa lực của đối phương và tăng khả năng phòng thủ của bản thân, có thể trở thành một tướng hàng trước mạnh mẽ

Tướng chính có đặc điểm “Kiêm, Khống” sở hữu tốc độ tấn công cao, có thể nhanh chóng công kích tướng của đối thủ và sở hữu cả hiệu quả khống chế

[Cột kỹ năng tướng]

Trên chiến trường thực tế, việc kết hợp các tướng khác nhau dựa trên đặc điểm của tướng chính mới có thể tối đa hóa lợi ích nhận được

Ngoài kỹ năng tướng chính và kỹ năng sẵn có, các tướng còn sở hữu 2 cột kỹ năng bổ trợ cho việc học. Kỹ năng thứ 2 sẽ được mở khi tướng đạt được Lv5, kỹ năng thứ 3 sẽ được bật sau khi thức tỉnh, với điều kiện tướng đạt được Lv.20 và kỹ năng vốn có đạt được Lv.10

Khi thức tỉnh, Thượng Tướng cần tiêu hao 2 thẻ Thượng Tướng, Danh Tướng cần tiêu hao 2 thẻ Danh Tướng. Việc thức tỉnh Danh Tướng khá khó khăn đối với người chơi dân thường ở giai đoạn đầu, vì vậy có thể chọn đánh thức Thượng Tướng để vượt qua giai đoạn này

[Hệ thống Quân Đoàn]

Sau khi kết hợp các kỹ năng của tướng theo đặc điểm tướng, có thể tận dụng hệ thống Quân Đoàn trong game để tiến hành xây dựng trận hình tướng phù hợp

Tại trang thành phố chính có thể chọn các tướng khác nhau để kết hợp thành Quân Đoàn. Trong Thái Úy Phủ và Bì Tướng Phủ của trang xây thành có thể lần lượt tăng số lượng của Quân Đoàn và số lượng tướng phụ thứ 2. Ở thời kỳ đầu có thể ghép các tướng mạnh trước để tạo trận hình ban đầu, sau khi đã có đủ số lượng tướng và cấp tướng nhất định có thể thoải mái ghép trận hình Quân Đoàn mạnh

Trong hệ thống Quân Đoàn, người chơi có thể thay đổi đội hình, vị trí của tướng, trận hình và binh lực. Lưu ý rằng tướng lĩnh ra trận sẽ bị giới hạn bởi Điểm Tướng Lệnh, và việc tăng cấp Phủ Chúa Công và Hổ Phù đều có thể tăng giới hạn Điểm Tướng Lệnh.

BQT Hồng Đồ Chi Hạ,

Trân Trọng!

Tin khác

GiftcodeMua thẻNạp thẻHỗ Trợ